Mạng xã hội Google+ không hỗ trợ tính năng chuyển bạn trực tiếp từ tài khoản Facebook, nhưng bạn vẫn có thể làm được điều này nếu muốn.
Trước hết bạn phải sử dụng chức năng nhập địa chỉ (import) của Yahoo Mail để chuyển các địa chỉ trong tài khoản Facebook sang. Sau đó, nhập tiếp địa chỉ liên lạc từ Yahoo Mail sang Google+. Các thao tác này nghe có vẻ phức tạp nhưng chỉ mất ít phút để thực hiện quy trình. Dưới đây là các bước tiến hành.
Nhập địa chỉ Facebook sang tài khoản Yahoo Mail
1. Đăng nhập Yahoo Mail bằng tài khoản và mật khẩu của bạn
2. Chọn thẻ Contacts trong hộp thư. Sau đó chọn nút Import Now.
3. Trên màn hình giao diện hiện ra, chọn nút Facebook. Tiếp theo nhập tên sử dụng và mật khẩu tài khoản Facebook của bạn tại cửa sổ con được mở.
4. Nhấn nút OK để chạy tiếp trên màn hình có dòng chữ “Share with Yahoo! – Do you want to share your contacts with Yahoo”. Bạn sẽ nhận được thông báo “Retrieving data from Facebook”.
5. Khi quá trình này đã được hoàn thành bạn sẽ thấy thông báo về số lượng các địa chỉ Facebook đã chuyển vào Yahoo Mail.
Chuyển các địa chỉ Facebook lưu trong tài khoản Yahoo Mail sang Google+
1. Đăng nhập vào tài khoản Google+ tại plus.google.com và sau đó nhấn nút Circles ở menu nằm trên đỉnh.
2. Sau đó nhấp vào "Find and Invite" và bạn sẽ thấy các biểu tượng Yahoo Mail và Hotmail trong mục “Connect sites you use to find people you know”.
3. Nhấn vào nút Yahoo Mail, và một cửa sổ mới sẽ mở ra. Bạn sẽ được thông báo điền vào tài khoản Yahoo Mail để đăng nhập. Nhấn vào nút Agree để chia sẻ địa chỉ liên lạc của bạn từ Yahoo sang Google+.
4. Làm xong bước trên, bạn sẽ thấy các địa chỉ liên lạc đã nhập từ Yahoo Mail (ban đầu được chuyển giao từ Facebook) xuất hiện trong Google+. Từ đó, bạn có thể kéo và thả từng địa chỉ vào từng vòng tròn cụ thể và sắp xếp chúng theo yêu cầu riêng của bạn.
Friday, 30 November 2012
Ống nhòm ky thuat số có thể quay video HD
Một chiếc ống nhòm luôn là món quà tặng mong ước của những thiếu niên yêu thích khám phá thiên nhiên.
Máy chạm - chụp dành cho quý cô
Sáng tạo ảnh với máy 2 màn hình của Samsung
Bộ loa dành cho "tín đồ âm thanh"
Có lẽ họ sẽ rất sung sướng nếu được cha mẹ tặng cho mẫu ống nhòm kỹ thuật số mới được ra lò của hãng Sony, vì chiếc ống nhòm này có thể quay lại những đoạn video độ nét cao (HD video) cùng với những âm thanh nổi sống động.
Hai chiếc ống nhòm số mới vừa được hãng Sony giới thiệu là Sony DEV-3 và DEV-5.
Cả hai, DEV-3 và DEV-5, đều có khả năng quay lại phim với độ nét cao với 1920 x 1080 pixel, định chuẩn video AVCHD 2.0 cùng với việc hỗ trợ chế độ lấy nét tự động và chức năng ổn định hình ảnh SteadyShot.
Bạn còn có thể quay phim 3D nếu muốn và xem lại trên các ti vi 3D thông qua cổng truyền dữ liệu HDMI. Ngoài ra, hai ống nhòm số này còn được trang bị các cổng USB, S-video, pin có thể sạc lại với khoản thời gian sử dụng để ghi phim 2D là 3 giờ đồng hồ.
Với thiết kế khá gọn nhẹ và dễ cầm nắm, các chiếc ống nhòm số này của Sony cung cấp zoom quang 10x. Riêng mẫu DEV-5 cung cấp thêm zoom kỹ thuật số 10x (ở chế độ quay phim 3D, bạn có thể mở rộng lên mức cao nhất là 5,4x ).
Được trang bị với bộ cảm biến CMOS Exmor R và bộ xử lý hình ảnh BIONZ, DEV-3 và DEV-5 có thể chụp được các hình ảnh tĩnh có độ phân giải lên đến 7,1 megapixel.
Ống nhòm số Sony DEV-5 còn hỗ trợ chức năng nhận tín hiệu định vị toàn cầu GPS và cung cấp các thông tin vị trí địa lý của bức ảnh được chụp.
Dự kiến, Sony sẽ chính thức bán ra thị trường hai chiếc ống nhòm số DEV-3 và DEV-5 này từ tháng 11 với giá bán lần lượt là 1.399 và 1.999 đô la Mỹ.
Máy chạm - chụp dành cho quý cô
Sáng tạo ảnh với máy 2 màn hình của Samsung
Bộ loa dành cho "tín đồ âm thanh"
Có lẽ họ sẽ rất sung sướng nếu được cha mẹ tặng cho mẫu ống nhòm kỹ thuật số mới được ra lò của hãng Sony, vì chiếc ống nhòm này có thể quay lại những đoạn video độ nét cao (HD video) cùng với những âm thanh nổi sống động.
Hai chiếc ống nhòm số mới vừa được hãng Sony giới thiệu là Sony DEV-3 và DEV-5.
Cả hai, DEV-3 và DEV-5, đều có khả năng quay lại phim với độ nét cao với 1920 x 1080 pixel, định chuẩn video AVCHD 2.0 cùng với việc hỗ trợ chế độ lấy nét tự động và chức năng ổn định hình ảnh SteadyShot.
Bạn còn có thể quay phim 3D nếu muốn và xem lại trên các ti vi 3D thông qua cổng truyền dữ liệu HDMI. Ngoài ra, hai ống nhòm số này còn được trang bị các cổng USB, S-video, pin có thể sạc lại với khoản thời gian sử dụng để ghi phim 2D là 3 giờ đồng hồ.
Với thiết kế khá gọn nhẹ và dễ cầm nắm, các chiếc ống nhòm số này của Sony cung cấp zoom quang 10x. Riêng mẫu DEV-5 cung cấp thêm zoom kỹ thuật số 10x (ở chế độ quay phim 3D, bạn có thể mở rộng lên mức cao nhất là 5,4x ).
Được trang bị với bộ cảm biến CMOS Exmor R và bộ xử lý hình ảnh BIONZ, DEV-3 và DEV-5 có thể chụp được các hình ảnh tĩnh có độ phân giải lên đến 7,1 megapixel.
Ống nhòm số Sony DEV-5 còn hỗ trợ chức năng nhận tín hiệu định vị toàn cầu GPS và cung cấp các thông tin vị trí địa lý của bức ảnh được chụp.
Dự kiến, Sony sẽ chính thức bán ra thị trường hai chiếc ống nhòm số DEV-3 và DEV-5 này từ tháng 11 với giá bán lần lượt là 1.399 và 1.999 đô la Mỹ.
Thursday, 29 November 2012
4 thủ thuật ẩn cần biết khi chụp ảnh bằng iPhone
1. Chụp ảnh với tai nghe của bạn
iOS 5 giới thiệu mẹo chụp ảnh vô cùng tiện lợi bằng cách sử dụng các nút âm lượng thông qua tai nghe. Với tính năng này bạn có thể cắm vào iPhone một cặp tai nghe (hoặc bất kỳ tai nghe với điều khiển âm lượng) và sử dụng tai nghe của bạn như là chụp từ xa.
Điều này cho phép hình ảnh chụp ổn định, linh hoạt hơn và sử dụng tai nghe để kích hoạt màn trập.
2. Bấm và giữ để khóa chế độ phơi sáng (exposure) và tập trung (focus)
Khi tiến hành chụp ảnh, màn hình iPhone sẽ thiết lập chế độ tập trung (focus) và phơi sáng (exposure) đến đối tượng cần chụp. Nhưng nếu bạn di chuyển xung quanh quá nhiều, máy ảnh sẽ tự điều chỉnh tái tập trung và điều chỉnh ánh sáng, buộc "dế" của bạn phải giữ tập trung vào đối tượng. Để khắc phục điều này, hãy nhấp và giữ nút màu xanh cho đến khi từ AE/AF Lock xuất hiện ở phía dưới. Bây giờ nếu bạn di chuyển xung quanh để thay đổi vị trí ảnh chụp thì chế độ tập trung và phơi sáng hình ảnh sẽ tự động bị khóa.
3. Sử dụng chế độ lưới
Hầu hết các máy ảnh đi kèm với các tùy chọn tạo chế độ lưới trên kính ngắm. Với iPhone cũng vậy để mở chế độ lưới chọn Options > Grid ON > Done. Bây giờ tiến hành đặt đối tượng dọc theo các đường lưới và nút giao nhau để đưa hình ảnh vào giữa.
4. Nhanh chóng cropping hình ảnh
Khi đã chụp ảnh, bạn có thể muốn cắt nó để thay đổi một số thành phần. iPhone có một công cụ tích hợp để làm điều đó nhanh hơn, đó là cropping.
Đầu tiên, bạn mở bức ảnh từ thư viện ảnh. Sau đó, pinch để phóng to và di chuyển ảnh xung quanh cho đến khi bạn hài lòng với thành phần mới của nó. Bây giờ giữ nút Home và nhấn nút khóa để có một ảnh chụp màn hình. Ảnh cắt sẽ hiển thị bên cạnh bản gốc trong cuộn máy ảnh.
iOS 5 giới thiệu mẹo chụp ảnh vô cùng tiện lợi bằng cách sử dụng các nút âm lượng thông qua tai nghe. Với tính năng này bạn có thể cắm vào iPhone một cặp tai nghe (hoặc bất kỳ tai nghe với điều khiển âm lượng) và sử dụng tai nghe của bạn như là chụp từ xa.
Điều này cho phép hình ảnh chụp ổn định, linh hoạt hơn và sử dụng tai nghe để kích hoạt màn trập.
2. Bấm và giữ để khóa chế độ phơi sáng (exposure) và tập trung (focus)
Khi tiến hành chụp ảnh, màn hình iPhone sẽ thiết lập chế độ tập trung (focus) và phơi sáng (exposure) đến đối tượng cần chụp. Nhưng nếu bạn di chuyển xung quanh quá nhiều, máy ảnh sẽ tự điều chỉnh tái tập trung và điều chỉnh ánh sáng, buộc "dế" của bạn phải giữ tập trung vào đối tượng. Để khắc phục điều này, hãy nhấp và giữ nút màu xanh cho đến khi từ AE/AF Lock xuất hiện ở phía dưới. Bây giờ nếu bạn di chuyển xung quanh để thay đổi vị trí ảnh chụp thì chế độ tập trung và phơi sáng hình ảnh sẽ tự động bị khóa.
3. Sử dụng chế độ lưới
Hầu hết các máy ảnh đi kèm với các tùy chọn tạo chế độ lưới trên kính ngắm. Với iPhone cũng vậy để mở chế độ lưới chọn Options > Grid ON > Done. Bây giờ tiến hành đặt đối tượng dọc theo các đường lưới và nút giao nhau để đưa hình ảnh vào giữa.
4. Nhanh chóng cropping hình ảnh
Khi đã chụp ảnh, bạn có thể muốn cắt nó để thay đổi một số thành phần. iPhone có một công cụ tích hợp để làm điều đó nhanh hơn, đó là cropping.
Đầu tiên, bạn mở bức ảnh từ thư viện ảnh. Sau đó, pinch để phóng to và di chuyển ảnh xung quanh cho đến khi bạn hài lòng với thành phần mới của nó. Bây giờ giữ nút Home và nhấn nút khóa để có một ảnh chụp màn hình. Ảnh cắt sẽ hiển thị bên cạnh bản gốc trong cuộn máy ảnh.
5 điều cần biết khi chụp ảnh định dạng RAW
RAW cho chất lượng hình ảnh cao hơn, hiển thị các chi tiết tốt hơn và cho phép bạn tùy ý chỉnh sửa.
Ngắm bộ tứ máy ảnh "đẹp như mơ" của Sony
“Hô biến” ảnh số với những hiệu ứng như trên iPhone
4 thủ thuật ẩn cần biết khi chụp ảnh bằng iPhone
Top 5 máy ảnh zoom siêu đẳng
Hiệu một cách giản nhất, ảnh RAW là định dạng ảnh kỹ thuật số lưu những thông tin mà cảm biến của máy ảnh nhận được. RAW trong tiếng Anh có thể tạm dịch là thô, chưa xử lý.
Nguyên tắc tạo ảnh RAW rất đơn giản, khi bấm máy, hình ảnh được cảm biến tiếp nhận lưu thành một tệp tin thông tin tổng hợp. Tệp file này không chịu sự tác động cân bằng trắng, phơi sáng, chỉnh màu từ máy ảnh mà có thể được chỉnh với phần mềm trên máy tính.
So sánh hình ảnh chụp định dạng RAW và JPEG
Ưu điểm của hình ảnh chụp dưới dạng RAW là cho chất lượng ảnh cao hơn, tất cả các chi tiết được lưu trữ và xử lý từng bước một, không mắc lỗi tự động chỉnh màu của máy và cho phép tạo không gian màu. Do vậy, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay những người chơi ảnh thường sử dụng định dạng này để tự điều chỉnh màu sắc hình ảnh theo mong muốn.
Tuy nhiên, hầu hết máy ảnh kỹ thuật số, thậm chí cả máy ảnh DSLR đều mắc nhược điểm khi chụp ảnh RAW là thời gian lưu ảnh lâu, không cho phép chụp ảnh liên tiếp với tốc độ cao. Tất cả những điều trên nghe có vẻ phức tạp, nhưng hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng ảnh RAW hiệu quả hơn.
1. Chọn tính năng ảnh RAW
Nên sử dụng định dạng ảnh RAW + JPEG để có hiệu suất chụp ảnh nhanh hơn
Trong các máy ảnh bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp thường cho phép chụp RAW và JPG. Để có hiệu quả hình ảnh cao, bạn nên đặt chế độ lưu ảnh RAW + JPG. Chế độ này rất hữu ích cho những ai thường xuyên chụp ảnh nhanh, tốc độ cao. Tuy nhiên, định dạng này có dung lượng khá cao, do vậy bạn nên chuẩn bị thẻ nhớ có dung lượng lớn khi muốn chụp cả ảnh RAW và JPEG.
Một số máy ảnh có khả năng ghi lại định dạng ảnh sRAW có dung lượng nhỏ hơn định dạng RAW tiêu chuẩn, phù hợp khi thẻ nhớ của bạn có bộ nhớ hạn hẹp. Nhưng lưu ý, khi độ phân giải hình ảnh thấp, bạn sẽ không thể in ảnh với kích thước lớn.
2. Định dạng RAW không chỉ có một
Định dạng ảnh RAW chụp từ máy ảnh canon
Có hàng chục và hàng trăm loại định dạng RAW khác nhau sinh ra từ các thiết bị khác nhau, có những loại tương tự nhau, có những loại khác nhau hoàn toàn và nhiều loại không liên quan đến ảnh.
Mỗi nhà sản xuất có một chuẩn riêng, ví dụ chuẩn RAW trên máy ảnh của Canon có định dạng CRW hoặc CR2, trong khi Nikon lại cho định dạng NEF hoặc NRW. Do vậy, bạn cần có những chương trình khác nhau để mở hình ảnh từ các định dạng này, thông thường các phần mềm này đi kèm với máy ảnh của bạn, được ghi trong đĩa CD.
3. Phần mềm xử lý RAW
Adobe Photoshop Lightroom
Khi mua máy ảnh kỹ thuật số bất kỳ, kèm theo máy luôn có 1 đĩa CD trong đó có chứa phần mềm để duyệt và chỉnh sửa hình ảnh. Nếu máy ảnh hỗ trợ định dạng RAW, các ứng dụng đi kèm với máy sẽ cho phép bạn xem và xử hình ảnh RAW, nhưng như vậy bạn chỉ sử dụng phần mềm này riêng cho file ảnh được chụp từ máy ảnh đó.
Vậy nên, sử dụng phần mềm của bên thứ ba là hợp lý hơn cả. Trong đó, phần mềm Adobe Photoshop Lightroom có thể xử lý các định dạng RAW khác nhau và tất cả các định dạng RAW của máy ảnh hiện có mặt trên thị trường, nhưng bạn sẽ phải mua bản quyền sử dụng với giá thành cao.
4. Chỉnh ảnh RAW
Chỉnh sửa ảnh RAW đẹp hơn với các phần mềm chuyên dụng
Trong hầu hết các phần mềm xử lý ảnh RAW, có rất nhiều thao tác điều chỉnh ảnh RAW. Bên màn hình phải của các chương trình thường hiển thị bảng công cụ điều chỉnh, giúp bạn thực hiện việc chỉnh sửa cơ bản như bù sáng, chỉnh màu sắc... Nên chỉnh sửa hình ảnh từ các thanh công cụ này để màu sắc trong file RAW của bạn có sắc độ hài hòa và ưng ý.
Khi thực hiện việc lưu hình ảnh để đưa lên 1 trang web hay các mạng xã hội, chú ý không lưu trực tiếp lên ảnh đang thao tác mà lưu ảnh dưới dạng JPEG và giữ lại file RAW gốc.
5. Lưu trữ ảnh RAW
DVD và ổ cứng là lựa chọn lưu trữ an toàn cho ảnh RAW
Cũng như những file ảnh và dữ liệu khác, với những file ảnh RAW quan trọng, không có cách lưu trữ nào tốt hơn việc lưu lại vào ổ cứng hay DVD, để khi cần, bạn có thể sử dụng nhanh chóng
Ngắm bộ tứ máy ảnh "đẹp như mơ" của Sony
“Hô biến” ảnh số với những hiệu ứng như trên iPhone
4 thủ thuật ẩn cần biết khi chụp ảnh bằng iPhone
Top 5 máy ảnh zoom siêu đẳng
Hiệu một cách giản nhất, ảnh RAW là định dạng ảnh kỹ thuật số lưu những thông tin mà cảm biến của máy ảnh nhận được. RAW trong tiếng Anh có thể tạm dịch là thô, chưa xử lý.
Nguyên tắc tạo ảnh RAW rất đơn giản, khi bấm máy, hình ảnh được cảm biến tiếp nhận lưu thành một tệp tin thông tin tổng hợp. Tệp file này không chịu sự tác động cân bằng trắng, phơi sáng, chỉnh màu từ máy ảnh mà có thể được chỉnh với phần mềm trên máy tính.
So sánh hình ảnh chụp định dạng RAW và JPEG
Ưu điểm của hình ảnh chụp dưới dạng RAW là cho chất lượng ảnh cao hơn, tất cả các chi tiết được lưu trữ và xử lý từng bước một, không mắc lỗi tự động chỉnh màu của máy và cho phép tạo không gian màu. Do vậy, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay những người chơi ảnh thường sử dụng định dạng này để tự điều chỉnh màu sắc hình ảnh theo mong muốn.
Tuy nhiên, hầu hết máy ảnh kỹ thuật số, thậm chí cả máy ảnh DSLR đều mắc nhược điểm khi chụp ảnh RAW là thời gian lưu ảnh lâu, không cho phép chụp ảnh liên tiếp với tốc độ cao. Tất cả những điều trên nghe có vẻ phức tạp, nhưng hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng ảnh RAW hiệu quả hơn.
1. Chọn tính năng ảnh RAW
Nên sử dụng định dạng ảnh RAW + JPEG để có hiệu suất chụp ảnh nhanh hơn
Trong các máy ảnh bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp thường cho phép chụp RAW và JPG. Để có hiệu quả hình ảnh cao, bạn nên đặt chế độ lưu ảnh RAW + JPG. Chế độ này rất hữu ích cho những ai thường xuyên chụp ảnh nhanh, tốc độ cao. Tuy nhiên, định dạng này có dung lượng khá cao, do vậy bạn nên chuẩn bị thẻ nhớ có dung lượng lớn khi muốn chụp cả ảnh RAW và JPEG.
Một số máy ảnh có khả năng ghi lại định dạng ảnh sRAW có dung lượng nhỏ hơn định dạng RAW tiêu chuẩn, phù hợp khi thẻ nhớ của bạn có bộ nhớ hạn hẹp. Nhưng lưu ý, khi độ phân giải hình ảnh thấp, bạn sẽ không thể in ảnh với kích thước lớn.
2. Định dạng RAW không chỉ có một
Định dạng ảnh RAW chụp từ máy ảnh canon
Có hàng chục và hàng trăm loại định dạng RAW khác nhau sinh ra từ các thiết bị khác nhau, có những loại tương tự nhau, có những loại khác nhau hoàn toàn và nhiều loại không liên quan đến ảnh.
Mỗi nhà sản xuất có một chuẩn riêng, ví dụ chuẩn RAW trên máy ảnh của Canon có định dạng CRW hoặc CR2, trong khi Nikon lại cho định dạng NEF hoặc NRW. Do vậy, bạn cần có những chương trình khác nhau để mở hình ảnh từ các định dạng này, thông thường các phần mềm này đi kèm với máy ảnh của bạn, được ghi trong đĩa CD.
3. Phần mềm xử lý RAW
Adobe Photoshop Lightroom
Khi mua máy ảnh kỹ thuật số bất kỳ, kèm theo máy luôn có 1 đĩa CD trong đó có chứa phần mềm để duyệt và chỉnh sửa hình ảnh. Nếu máy ảnh hỗ trợ định dạng RAW, các ứng dụng đi kèm với máy sẽ cho phép bạn xem và xử hình ảnh RAW, nhưng như vậy bạn chỉ sử dụng phần mềm này riêng cho file ảnh được chụp từ máy ảnh đó.
Vậy nên, sử dụng phần mềm của bên thứ ba là hợp lý hơn cả. Trong đó, phần mềm Adobe Photoshop Lightroom có thể xử lý các định dạng RAW khác nhau và tất cả các định dạng RAW của máy ảnh hiện có mặt trên thị trường, nhưng bạn sẽ phải mua bản quyền sử dụng với giá thành cao.
4. Chỉnh ảnh RAW
Chỉnh sửa ảnh RAW đẹp hơn với các phần mềm chuyên dụng
Trong hầu hết các phần mềm xử lý ảnh RAW, có rất nhiều thao tác điều chỉnh ảnh RAW. Bên màn hình phải của các chương trình thường hiển thị bảng công cụ điều chỉnh, giúp bạn thực hiện việc chỉnh sửa cơ bản như bù sáng, chỉnh màu sắc... Nên chỉnh sửa hình ảnh từ các thanh công cụ này để màu sắc trong file RAW của bạn có sắc độ hài hòa và ưng ý.
Khi thực hiện việc lưu hình ảnh để đưa lên 1 trang web hay các mạng xã hội, chú ý không lưu trực tiếp lên ảnh đang thao tác mà lưu ảnh dưới dạng JPEG và giữ lại file RAW gốc.
5. Lưu trữ ảnh RAW
DVD và ổ cứng là lựa chọn lưu trữ an toàn cho ảnh RAW
Cũng như những file ảnh và dữ liệu khác, với những file ảnh RAW quan trọng, không có cách lưu trữ nào tốt hơn việc lưu lại vào ổ cứng hay DVD, để khi cần, bạn có thể sử dụng nhanh chóng
Chế độ Burst hoặc Continuous Shooting
Chế độ Burst hoặc Continuous Shooting là khả năng của máy ánh kỹ thuật số có thể chụp được nhiều bức ảnh ngay lập tức liền sau bức ảnh khác. Thông thường, tính năng này chỉ có ở những loại camera cao cấp như DSLR, tuy nhiên, với sự trợ giúp của ứng dụng Fast Burst Camera, bạn có thể tận dụng khả năng này với điện thoại dùng hệ điều hành Android 2.2 trở lên.
Fast Burst Camera giúp bạn chụp được nhiều bức ảnh ngay lập tức liền sau bức ảnh khác.
Chụp tới 30 bức ảnh/ giây (hoặc từ 5-10 bức trên những thiết bị có thông số thấp), ứng dụng sẽ đem đến tốc độ chụp ngang với tốc độ quay video 1080p của iPhone 4S. Tương tự với điện thoại Galaxy Nexus, Fast Burst Camera hỗ trợ chế độ Zero Shutter Lag (độ trễ bằng 0), có nghĩa là ảnh sẽ được chụp ngay khi bạn nhấn nút camera.
Chớp các khoảnh khắc nghịch ngợm của bé yêu.
Fast Burst Camera cực kỳ phù hợp để chụp hình các sự kiện thể thao tốc độ cao như đua xe, lướt sóng hoặc chụp các đối tượng hiếu động như trẻ em và động vật.
Sau khi dùng thử bản thử nghiệm Fast Burst Camera Lite, bạn có thể tải phiên bản đầy đủ từ Google Play với giá 3,99 USD.
Fast Burst Camera giúp bạn chụp được nhiều bức ảnh ngay lập tức liền sau bức ảnh khác.
Chụp tới 30 bức ảnh/ giây (hoặc từ 5-10 bức trên những thiết bị có thông số thấp), ứng dụng sẽ đem đến tốc độ chụp ngang với tốc độ quay video 1080p của iPhone 4S. Tương tự với điện thoại Galaxy Nexus, Fast Burst Camera hỗ trợ chế độ Zero Shutter Lag (độ trễ bằng 0), có nghĩa là ảnh sẽ được chụp ngay khi bạn nhấn nút camera.
Chớp các khoảnh khắc nghịch ngợm của bé yêu.
Fast Burst Camera cực kỳ phù hợp để chụp hình các sự kiện thể thao tốc độ cao như đua xe, lướt sóng hoặc chụp các đối tượng hiếu động như trẻ em và động vật.
Sau khi dùng thử bản thử nghiệm Fast Burst Camera Lite, bạn có thể tải phiên bản đầy đủ từ Google Play với giá 3,99 USD.
11 mẹo hữu ích cho kỹ thuật chụp ảnh này.
Để giúp các bạn có được những hình ảnh sắc nét khi chụp ảnh với nguồn sáng yếu, dưới đây là 11 mẹo hữu ích cho kỹ thuật chụp ảnh này.
Tăng ISO
ISO là khả năng nhạy sáng của máy, ISO càng cao khả năng bắt sáng càng tốt hơn, đảm bảo cho tốc độ màn trập cao hay khẩu độ mở nhỏ hơn. Tuy nhiên, ISO cao tương đương với việc khả năng khử nhiễu của máy kém đi, các hạt nhiễu xuất hiện nhiều hơn, hình ảnh không còn sắc nét. Trước đây, khi dùng máy ảnh phim để chụp ảnh hoàng hôn hay chụp ảnh trong phòng, các tay máy phải thay đổi phim ISO sử dụng cho máy, nhưng ngày nay việc điều chỉnh và thay đổi ISO trên máy ảnh kỹ thuật số tiện ích và đơn giản hơn rất nhiều để xử lý nhanh trong mọi tình huống.
Sử dụng ISO 400 hoặc 800 chụp với khung cảnh nguồn sáng yếu
Để chụp ảnh với nguồn sáng yếu mà không muốn sử dụng đèn Flash, nên đặt ISO của bạn ở mức ISO 400 hoặc 800, mức ISO này sẽ giúp bạn nhận được nhiều ánh sáng hơn ở thiết lập ISO 100 hay 200 và đảm bảo cho hình ảnh ít hạt nhiễu hơn những ISO cao như 1.600 hay 3.200…
Sử dụng tốc độ màn trập thấp
Theo đúng nguyên tắc kỹ thuật nhiếp ảnh thì “thời gian lộ sáng càng lâu hình ảnh sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn”. Dó đó, để chụp khung cảnh thiếu sáng bắt buộc ta phải sử dụng tốc độ màn trập thấp hơn mức tối thiểu như 1/15s, 1/8s, 1/2s, 1s… Nhưng những tốc độ này sẽ khiến hình ảnh rất dễ rung, nhòe và mất nét.
Sử dụng chân máy và tính năng giảm rung
Sử dụng chân máy để chụp với tốc độ thấp
Khi bắt buộc sử dụng tốc độ màn trập thấp, không có phương pháp chống rung hình nào tốt hơn là sử dụng chân máy. Bạn cũng có thể đặt máy trên một bức tường, ghế hay một vị trí thật chắc chắn để chụp hình. Nên sử dụng chế độ hẹn giờ để hình ảnh không bị rung do ngón tay chạm vào nút bấm.
Cách tiếp theo là sử dụng chế độ ổn định hình ảnh trên ống kính hay máy ảnh có tính năng chống rung hình ảnh. Tuy nhiên, chế độ này chỉ có tác dụng với những tốc độ thấp hơn 1/8s cùng ống kính tiêu cự trung bình.
Điều chỉnh khẩu độ
Khẩu độ sẽ có thông số tương ứng khi bạn sử dụng tốc độ màn trập và ngược lại. Khẩu độ mở lớn hơn tương ứng với tốc độ cao hơn, trong khi khẩu độ nhỏ tương ứng với tốc độ thấp.
Nếu muốn chụp những hình ảnh chân dung trong nguồn sáng yếu, bạn có thể mở khẩu độ tối đa để thu được nhiều ánh sáng hơn, đảm bảo cho tốc độ chụp và có phông nền mềm mịn, đẹp. Còn nếu muốn chụp ảnh phong cảnh thì khẩu độ mở nhỏ sẽ giúp hình ảnh nét sâu hơn, nhưng lúc này tốc độ màn trập thấp phải sử dụng đến chân máy.
Ống kính độ mở lớn
Độ mở lớn ống kính lớn giúp lấy nhiều ánh sáng hơn
Nếu sử dụng máy ảnh DSLR bạn có thể chủ động chọn cho mình một ống kính thích hợp cho việc chụp ảnh thiếu sáng. Những ống kính đó phải có độ mở lớn như f/3.5, f/2.8, f/2 hay f/1.8 và f/1.2. Tương tự lời khuyên thứ, khẩu độ mở càng lớn bạn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn và đảm bảo tốc độ chụp để có hình ảnh sắc nét.
Sử dụng các nguồn ánh sáng khác
Sử dụng nguồn sáng có sẵn mang lại bức ảnh đẹp
Trong trường hợp không có đèn flash, hãy thử kế hợp với những nguồn sáng mà bạn có sẵn như đèn học, ngọn nến hay đèn pin… Ánh sáng yếu của những thiết bị này cũng có thể mang lại cho bạn những bức hình lạ mắt.
Điều chỉnh cân bằng trắng
Chụp với những nguồn sáng yếu, hình ảnh của bạn khi in ra rất dễ thiếu các chi tiết, màu sắc ngả về vàng cam hay màu xanh nhờ nhờ. Do đó, việc điều chỉnh cân bằng trắng trên máy trước khi chụp rất cần thiết.
Bạn có thể điều chỉnh cân bằng theo nhiệt độ Kelvin (K) trên máy ở mức 3000K-4000K tùy từng khung cảnh hay cân bằng trắng theo mặc định có sẵn trên máy tùy theo cảnh và ánh sáng đèn.
Chụp ảnh đen trắng
Chuyển ảnh sang dạng đen trắng để lấp đi yếu điểm màu sắc
Nếu không thể lựa chọn cài đặt cân bằng trắng phù hợp với nguồn sáng yếu, bạn hoàn toàn có thể chuyển sang dạng ảnh đen trắng để lấp đi yếu điểm của màu sắc.
Chụp ảnh RAW
Ở định dạng ảnh RAW bạn sẽ có bức hình chất lượng cao hơn, hình ảnh sắc nét hơn khi chụp với định dạng JPEG. Và sau khi có bức ảnh dạng RAW, bạn có thể tùy ý chỉnh sửa. Vì thế, nếu có thể hay chụp ảnh RAW trong trường hợp thiếu ánh sáng.
Xử lý hình ảnh
Sử dụng các phầm mềm chỉnh sửa có thể giúp tăng sáng cho bức ảnh, giảm hạt nhiễu khi chụp với ISO cao, chuyển ảnh sang dạng đen trắng và điều chỉnh độ tương phản, độ sáng, bóng đổ, độ sắc nét… Nhưng không nên quá phụ thuộc vào điều này mà hãy bắt đầu bằng những kỹ thuật chụp để có bức ảnh đẹp ngay từ ban đầu.
Thử nghiệm và thực hành
Với những người mới, việc làm chủ ánh sáng khi chụp trong khung cảnh thiếu sáng là điều rất khó. Nhưng hãy bắt đầu bằng cách chụp các đối tượng đứng im (để tránh nhòe hình). Sau đó, hãy thử với các thiết lập khác nhau, các thông số kỹ thuật khác nhau và chụp thật nhiều khung cảnh để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Chắc chắn những điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi chụp trong những điều kiện thiếu sáng mà không có đèn flash.
Tăng ISO
ISO là khả năng nhạy sáng của máy, ISO càng cao khả năng bắt sáng càng tốt hơn, đảm bảo cho tốc độ màn trập cao hay khẩu độ mở nhỏ hơn. Tuy nhiên, ISO cao tương đương với việc khả năng khử nhiễu của máy kém đi, các hạt nhiễu xuất hiện nhiều hơn, hình ảnh không còn sắc nét. Trước đây, khi dùng máy ảnh phim để chụp ảnh hoàng hôn hay chụp ảnh trong phòng, các tay máy phải thay đổi phim ISO sử dụng cho máy, nhưng ngày nay việc điều chỉnh và thay đổi ISO trên máy ảnh kỹ thuật số tiện ích và đơn giản hơn rất nhiều để xử lý nhanh trong mọi tình huống.
Sử dụng ISO 400 hoặc 800 chụp với khung cảnh nguồn sáng yếu
Để chụp ảnh với nguồn sáng yếu mà không muốn sử dụng đèn Flash, nên đặt ISO của bạn ở mức ISO 400 hoặc 800, mức ISO này sẽ giúp bạn nhận được nhiều ánh sáng hơn ở thiết lập ISO 100 hay 200 và đảm bảo cho hình ảnh ít hạt nhiễu hơn những ISO cao như 1.600 hay 3.200…
Sử dụng tốc độ màn trập thấp
Theo đúng nguyên tắc kỹ thuật nhiếp ảnh thì “thời gian lộ sáng càng lâu hình ảnh sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn”. Dó đó, để chụp khung cảnh thiếu sáng bắt buộc ta phải sử dụng tốc độ màn trập thấp hơn mức tối thiểu như 1/15s, 1/8s, 1/2s, 1s… Nhưng những tốc độ này sẽ khiến hình ảnh rất dễ rung, nhòe và mất nét.
Sử dụng chân máy và tính năng giảm rung
Sử dụng chân máy để chụp với tốc độ thấp
Khi bắt buộc sử dụng tốc độ màn trập thấp, không có phương pháp chống rung hình nào tốt hơn là sử dụng chân máy. Bạn cũng có thể đặt máy trên một bức tường, ghế hay một vị trí thật chắc chắn để chụp hình. Nên sử dụng chế độ hẹn giờ để hình ảnh không bị rung do ngón tay chạm vào nút bấm.
Cách tiếp theo là sử dụng chế độ ổn định hình ảnh trên ống kính hay máy ảnh có tính năng chống rung hình ảnh. Tuy nhiên, chế độ này chỉ có tác dụng với những tốc độ thấp hơn 1/8s cùng ống kính tiêu cự trung bình.
Điều chỉnh khẩu độ
Khẩu độ sẽ có thông số tương ứng khi bạn sử dụng tốc độ màn trập và ngược lại. Khẩu độ mở lớn hơn tương ứng với tốc độ cao hơn, trong khi khẩu độ nhỏ tương ứng với tốc độ thấp.
Nếu muốn chụp những hình ảnh chân dung trong nguồn sáng yếu, bạn có thể mở khẩu độ tối đa để thu được nhiều ánh sáng hơn, đảm bảo cho tốc độ chụp và có phông nền mềm mịn, đẹp. Còn nếu muốn chụp ảnh phong cảnh thì khẩu độ mở nhỏ sẽ giúp hình ảnh nét sâu hơn, nhưng lúc này tốc độ màn trập thấp phải sử dụng đến chân máy.
Ống kính độ mở lớn
Độ mở lớn ống kính lớn giúp lấy nhiều ánh sáng hơn
Nếu sử dụng máy ảnh DSLR bạn có thể chủ động chọn cho mình một ống kính thích hợp cho việc chụp ảnh thiếu sáng. Những ống kính đó phải có độ mở lớn như f/3.5, f/2.8, f/2 hay f/1.8 và f/1.2. Tương tự lời khuyên thứ, khẩu độ mở càng lớn bạn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn và đảm bảo tốc độ chụp để có hình ảnh sắc nét.
Sử dụng các nguồn ánh sáng khác
Sử dụng nguồn sáng có sẵn mang lại bức ảnh đẹp
Trong trường hợp không có đèn flash, hãy thử kế hợp với những nguồn sáng mà bạn có sẵn như đèn học, ngọn nến hay đèn pin… Ánh sáng yếu của những thiết bị này cũng có thể mang lại cho bạn những bức hình lạ mắt.
Điều chỉnh cân bằng trắng
Chụp với những nguồn sáng yếu, hình ảnh của bạn khi in ra rất dễ thiếu các chi tiết, màu sắc ngả về vàng cam hay màu xanh nhờ nhờ. Do đó, việc điều chỉnh cân bằng trắng trên máy trước khi chụp rất cần thiết.
Bạn có thể điều chỉnh cân bằng theo nhiệt độ Kelvin (K) trên máy ở mức 3000K-4000K tùy từng khung cảnh hay cân bằng trắng theo mặc định có sẵn trên máy tùy theo cảnh và ánh sáng đèn.
Chụp ảnh đen trắng
Chuyển ảnh sang dạng đen trắng để lấp đi yếu điểm màu sắc
Nếu không thể lựa chọn cài đặt cân bằng trắng phù hợp với nguồn sáng yếu, bạn hoàn toàn có thể chuyển sang dạng ảnh đen trắng để lấp đi yếu điểm của màu sắc.
Chụp ảnh RAW
Ở định dạng ảnh RAW bạn sẽ có bức hình chất lượng cao hơn, hình ảnh sắc nét hơn khi chụp với định dạng JPEG. Và sau khi có bức ảnh dạng RAW, bạn có thể tùy ý chỉnh sửa. Vì thế, nếu có thể hay chụp ảnh RAW trong trường hợp thiếu ánh sáng.
Xử lý hình ảnh
Sử dụng các phầm mềm chỉnh sửa có thể giúp tăng sáng cho bức ảnh, giảm hạt nhiễu khi chụp với ISO cao, chuyển ảnh sang dạng đen trắng và điều chỉnh độ tương phản, độ sáng, bóng đổ, độ sắc nét… Nhưng không nên quá phụ thuộc vào điều này mà hãy bắt đầu bằng những kỹ thuật chụp để có bức ảnh đẹp ngay từ ban đầu.
Thử nghiệm và thực hành
Với những người mới, việc làm chủ ánh sáng khi chụp trong khung cảnh thiếu sáng là điều rất khó. Nhưng hãy bắt đầu bằng cách chụp các đối tượng đứng im (để tránh nhòe hình). Sau đó, hãy thử với các thiết lập khác nhau, các thông số kỹ thuật khác nhau và chụp thật nhiều khung cảnh để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Chắc chắn những điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi chụp trong những điều kiện thiếu sáng mà không có đèn flash.
Kỹ thuật chụp đẹp ảnh chân dung
Kỹ thuật chụp đẹp ảnh chân dung
Nhiếp ảnh nói chung luôn cần sự chú trọng về bố cục, ánh sáng. Với ảnh chân dung thì nguồn sáng là quan trọng nhất. Căn được những góc cạnh hài hòa, để bức hình thực sự ấn tượng và gợi cảm là mục tiêu của người chụp.
Kinh nghiệm chụp và xử lý ảnh số cho người nghiệp dư
Ảnh số: Chuyên và không chuyên
Những điều lưu ý khi mua máy ảnh số
10 'độc chiêu' chụp ảnh kỹ thuật số
Ảnh một bé gái bộ tộc Yanomami, một tộc người da đỏ sống ở Nam Mỹ. Ảnh: Public Anthropology.
Chọn lựa máy ảnh: Máy chuyên nghiệp hay không chuyên trên thị trường, không phải máy nào cũng chụp được ảnh chân dung. Ai đó không hiểu sẽ cho rằng máy nào chẳng chụp được, cứ đứng gần vào là xong. Thực ra, càng đứng xa với tới đối tượng, ảnh càng đẹp. Với dòng chuyên nghiệp cần có ống kính telezoom tiêu cự từ 135 mm trở lên là tốt nhất. Các loại camera du lịch số ngày nay có zoom, đáp ứng được yêu cầu chụp từ xa nhưng khoảng cách bao nhiêu, so với máy "pờ rồ" như thế nào thì bạn cần tham khảo thị trường máy ảnh. Có rất nhiều loại khác nhau. Có loại tuy là dòng amateur nhưng chức năng lại rất chuyên nghiệp (Canon Power Shot Pro 1... có ống kính telezoom tiêu cự lên tới 200 mm). Nhưng cũng có loại, ống kính rời có vẻ là máy chuyên nghiệp nhưng lại là dành cho dân không chuyên (Nikon D50, D70..). Những model này thường được gọi là bán chuyên nghiệp. Kinh nghiệm chụp và xử lý ảnh số cho người nghiệp dư
Những điều lưu ý khi mua máy ảnh số
10 'độc chiêu' chụp ảnh kỹ thuật số
Máy ảnh số thông thường ống kính zoom quang học được ký hiệu bằng độ x ( 4x, 7x, 9x... 19x...). Con số càng lớn, ống kính vươn xa được càng nhiều. Điều đó có nghĩa nếu bạn muốn chụp chân dung, bạn nên dùng camera có zoom từ khoảng 7x trở lên. Khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng tối thiểu chừng 10 m. Chiếc Canon Pro 1 như trên có zoom 7x quá đủ để bạn thỏa mãn niềm đam mê hình ảnh của mình.
Chọn lựa ánh sáng: Nói đến ảnh là nói tới ánh sáng. Không có ánh sáng sẽ không chụp được ảnh. Nguồn sáng ngoài chức năng chính còn là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, sang trọng của sự sống, và là điểm nhấn trong nội dung bức ảnh. Ánh nắng ban ngày vàng rực rỡ, trong đêm có ánh sáng tỏa một vùng chìm chìm nổi nổi, những ánh hào quang xung quanh sự vật, ánh đèn tỏa xuống lung linh, huyền ảo hay ánh đèn sân khấu đầy màu sắc,… Tất cả hiện tượng của nguồn sáng đó chính là cái đẹp mà bạn sẽ cảm nhận được.
Không phải lúc nào ta cũng có được một nguồn sáng thuận tốt nhất. Để bù vào những nguồn sáng thiếu, giới chuyên nghiệp thường mang theo một tấm hắt sáng. Hắt sáng cũng góp phần làm cho khuôn mặt người được chụp sáng đều hoặc với nhiều cách khác nhau, phương pháp này tạo được chiều sâu, tạo khối cho đối tượng. Với một miếng bìa cỡ chừng 50 x 60 cm gấp đôi lại được, bạn dán lên đó các tấm giấy bạc của bao thuốc lá bạn sẽ có tấm hắt sáng rất hay và hiệu quả. Ánh sáng từ những mẩu giấy bạc này sẽ xua tan những chỗ tối, những điểm khuất từng vùng của đối tượng như hốc mắt, hốc mũi, vùng cổ... đánh bạt những nếp nhăn nhỏ già nua, rất khó chịu của con người, tạo cho bức ảnh những nét tươi trẻ, hoàn mỹ.
Nguồn sáng phụ cũng rất quan trọng. Là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, cái thần của con người. Ánh đèn dầu lung lay tỏa sáng một vùng nhỏ trên gương mặt người trong ảnh. Nắng chiếu xiên từ phía sau hoặc từ bên cạnh có thể làm cho sợi tóc nổi bật lên, thấp thoáng những viền trắng xung quanh nhân vật lúc sợi nắng tỏa xuống bờ vai…
Với ống tele để f200 mm, máy số Nikon D70, tốc độ 500, khẩu độ f4, lúc 15h chiều mùa hè, trời nắng. Chân dung cụ ông nổi bật trên nền phông phía sau là người đi đường nhòe đi. Nét lên từng sợi râu. Ảnh: Sohoa.net.
Kỹ thuật chụp: Để chụp được ảnh bạn phải hiểu thế nào là tốc độ, khẩu độ. Khi đã dùng tới ống kính tele-zoom (ống kính zoom và tele-zoom là hai loại khác nhau) tốc độ cửa trập (speed) cần đóng mở thật nhanh, khoảng từ 1/125'' trở lên đồng nghĩa với việc ánh sáng có nắng, khẩu độ để mức trung bình f 5.6. Nếu bạn đặt dưới con số này, ảnh sẽ mất nét và rung tay trừ phi camera được đặt lên chân ba càng. Cách tốt nhất là bạn để cố định tốc độ cao trong điều kiện trời nắng, thuận sáng bằng phím chức năng S trên máy, khi ấy khẩu độ sẽ tự động đóng mở giúp bạn có được tấm hình chuẩn sáng. Ngoài ra, những loại máy chuyên nghiệp còn có chức năng cộng, trừ sáng giúp người thợ có được hình ảnh như ý trong những hoàn cảnh khác nhau. Cùng với tác dụng của ống kính tele-zoom, tốc độ càng cao, cửa điều sáng mở càng rộng thì hậu cảnh càng mờ, khuôn mặt người được chụp càng nét căng và nổi bật lên trên nền phông là bất kỳ một vật gì đã bị nhòe đi.
Đường ngang trên nền phông ảnh chân dung là sai hoàn toàn về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Chỉ với một vạch nào đó, một sợi dây điện hay mép của bức tường, những đường thẳng cắt ngang đầu người đó vô tình đã làm hỏng đi hình ảnh quan trọng của bạn. Đương nhiên, bức ảnh này khi được mang đi dự thi nghệ thuật sẽ không được chấp nhận.
Bố cục hình ảnh: Ảnh chân dung có hai loại: chân dung bán thân và chân dung cả người. Thông thường, phần nhiều người khi nói đến chân dung là nghĩ đến tấm hình người bán thân (từ ngực trở lên). Ảnh bán thân bạn không nên chụp thẳng mặt, không được nhìn thấy cả hai tai (đây là ảnh hồ sơ). Mặt người nên quay chếch hướng so với camera, có thể nhìn vào máy hoặc nhìn đi chỗ khác, mơ màng, xa xăm, ngước lên hay nhìn thấp xuống. Bạn đặt máy sao cho không gian phía mặt người đang quay về hướng đó rộng gấp đôi sau lưng.
Điểm đáng lưu ý không kém là kiểu dáng. Tư thế, dáng dấp của đối tượng được chụp rất quan trọng cho bức hình bán thân. Nó bắt nguồn từ dưới chân trở lên. Không phải cứ đứng thẳng người, mặt xoay về một bên là được. Bạn cần phải tạo dáng cho đối tượng giống như chụp cả người, làm sao mềm mại, sống động, kết hợp cả tư thê của chân, tay hoặc có thể ngồi hay đứng có kiếu dáng tùy theo óc sáng tạo của bạn.
(Theo Sohoa.NET)
Nhiếp ảnh nói chung luôn cần sự chú trọng về bố cục, ánh sáng. Với ảnh chân dung thì nguồn sáng là quan trọng nhất. Căn được những góc cạnh hài hòa, để bức hình thực sự ấn tượng và gợi cảm là mục tiêu của người chụp.
Kinh nghiệm chụp và xử lý ảnh số cho người nghiệp dư
Ảnh số: Chuyên và không chuyên
Những điều lưu ý khi mua máy ảnh số
10 'độc chiêu' chụp ảnh kỹ thuật số
Ảnh một bé gái bộ tộc Yanomami, một tộc người da đỏ sống ở Nam Mỹ. Ảnh: Public Anthropology.
Chọn lựa máy ảnh: Máy chuyên nghiệp hay không chuyên trên thị trường, không phải máy nào cũng chụp được ảnh chân dung. Ai đó không hiểu sẽ cho rằng máy nào chẳng chụp được, cứ đứng gần vào là xong. Thực ra, càng đứng xa với tới đối tượng, ảnh càng đẹp. Với dòng chuyên nghiệp cần có ống kính telezoom tiêu cự từ 135 mm trở lên là tốt nhất. Các loại camera du lịch số ngày nay có zoom, đáp ứng được yêu cầu chụp từ xa nhưng khoảng cách bao nhiêu, so với máy "pờ rồ" như thế nào thì bạn cần tham khảo thị trường máy ảnh. Có rất nhiều loại khác nhau. Có loại tuy là dòng amateur nhưng chức năng lại rất chuyên nghiệp (Canon Power Shot Pro 1... có ống kính telezoom tiêu cự lên tới 200 mm). Nhưng cũng có loại, ống kính rời có vẻ là máy chuyên nghiệp nhưng lại là dành cho dân không chuyên (Nikon D50, D70..). Những model này thường được gọi là bán chuyên nghiệp. Kinh nghiệm chụp và xử lý ảnh số cho người nghiệp dư
Những điều lưu ý khi mua máy ảnh số
10 'độc chiêu' chụp ảnh kỹ thuật số
Máy ảnh số thông thường ống kính zoom quang học được ký hiệu bằng độ x ( 4x, 7x, 9x... 19x...). Con số càng lớn, ống kính vươn xa được càng nhiều. Điều đó có nghĩa nếu bạn muốn chụp chân dung, bạn nên dùng camera có zoom từ khoảng 7x trở lên. Khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng tối thiểu chừng 10 m. Chiếc Canon Pro 1 như trên có zoom 7x quá đủ để bạn thỏa mãn niềm đam mê hình ảnh của mình.
Chọn lựa ánh sáng: Nói đến ảnh là nói tới ánh sáng. Không có ánh sáng sẽ không chụp được ảnh. Nguồn sáng ngoài chức năng chính còn là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, sang trọng của sự sống, và là điểm nhấn trong nội dung bức ảnh. Ánh nắng ban ngày vàng rực rỡ, trong đêm có ánh sáng tỏa một vùng chìm chìm nổi nổi, những ánh hào quang xung quanh sự vật, ánh đèn tỏa xuống lung linh, huyền ảo hay ánh đèn sân khấu đầy màu sắc,… Tất cả hiện tượng của nguồn sáng đó chính là cái đẹp mà bạn sẽ cảm nhận được.
Không phải lúc nào ta cũng có được một nguồn sáng thuận tốt nhất. Để bù vào những nguồn sáng thiếu, giới chuyên nghiệp thường mang theo một tấm hắt sáng. Hắt sáng cũng góp phần làm cho khuôn mặt người được chụp sáng đều hoặc với nhiều cách khác nhau, phương pháp này tạo được chiều sâu, tạo khối cho đối tượng. Với một miếng bìa cỡ chừng 50 x 60 cm gấp đôi lại được, bạn dán lên đó các tấm giấy bạc của bao thuốc lá bạn sẽ có tấm hắt sáng rất hay và hiệu quả. Ánh sáng từ những mẩu giấy bạc này sẽ xua tan những chỗ tối, những điểm khuất từng vùng của đối tượng như hốc mắt, hốc mũi, vùng cổ... đánh bạt những nếp nhăn nhỏ già nua, rất khó chịu của con người, tạo cho bức ảnh những nét tươi trẻ, hoàn mỹ.
Nguồn sáng phụ cũng rất quan trọng. Là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, cái thần của con người. Ánh đèn dầu lung lay tỏa sáng một vùng nhỏ trên gương mặt người trong ảnh. Nắng chiếu xiên từ phía sau hoặc từ bên cạnh có thể làm cho sợi tóc nổi bật lên, thấp thoáng những viền trắng xung quanh nhân vật lúc sợi nắng tỏa xuống bờ vai…
Với ống tele để f200 mm, máy số Nikon D70, tốc độ 500, khẩu độ f4, lúc 15h chiều mùa hè, trời nắng. Chân dung cụ ông nổi bật trên nền phông phía sau là người đi đường nhòe đi. Nét lên từng sợi râu. Ảnh: Sohoa.net.
Kỹ thuật chụp: Để chụp được ảnh bạn phải hiểu thế nào là tốc độ, khẩu độ. Khi đã dùng tới ống kính tele-zoom (ống kính zoom và tele-zoom là hai loại khác nhau) tốc độ cửa trập (speed) cần đóng mở thật nhanh, khoảng từ 1/125'' trở lên đồng nghĩa với việc ánh sáng có nắng, khẩu độ để mức trung bình f 5.6. Nếu bạn đặt dưới con số này, ảnh sẽ mất nét và rung tay trừ phi camera được đặt lên chân ba càng. Cách tốt nhất là bạn để cố định tốc độ cao trong điều kiện trời nắng, thuận sáng bằng phím chức năng S trên máy, khi ấy khẩu độ sẽ tự động đóng mở giúp bạn có được tấm hình chuẩn sáng. Ngoài ra, những loại máy chuyên nghiệp còn có chức năng cộng, trừ sáng giúp người thợ có được hình ảnh như ý trong những hoàn cảnh khác nhau. Cùng với tác dụng của ống kính tele-zoom, tốc độ càng cao, cửa điều sáng mở càng rộng thì hậu cảnh càng mờ, khuôn mặt người được chụp càng nét căng và nổi bật lên trên nền phông là bất kỳ một vật gì đã bị nhòe đi.
Đường ngang trên nền phông ảnh chân dung là sai hoàn toàn về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Chỉ với một vạch nào đó, một sợi dây điện hay mép của bức tường, những đường thẳng cắt ngang đầu người đó vô tình đã làm hỏng đi hình ảnh quan trọng của bạn. Đương nhiên, bức ảnh này khi được mang đi dự thi nghệ thuật sẽ không được chấp nhận.
Bố cục hình ảnh: Ảnh chân dung có hai loại: chân dung bán thân và chân dung cả người. Thông thường, phần nhiều người khi nói đến chân dung là nghĩ đến tấm hình người bán thân (từ ngực trở lên). Ảnh bán thân bạn không nên chụp thẳng mặt, không được nhìn thấy cả hai tai (đây là ảnh hồ sơ). Mặt người nên quay chếch hướng so với camera, có thể nhìn vào máy hoặc nhìn đi chỗ khác, mơ màng, xa xăm, ngước lên hay nhìn thấp xuống. Bạn đặt máy sao cho không gian phía mặt người đang quay về hướng đó rộng gấp đôi sau lưng.
Điểm đáng lưu ý không kém là kiểu dáng. Tư thế, dáng dấp của đối tượng được chụp rất quan trọng cho bức hình bán thân. Nó bắt nguồn từ dưới chân trở lên. Không phải cứ đứng thẳng người, mặt xoay về một bên là được. Bạn cần phải tạo dáng cho đối tượng giống như chụp cả người, làm sao mềm mại, sống động, kết hợp cả tư thê của chân, tay hoặc có thể ngồi hay đứng có kiếu dáng tùy theo óc sáng tạo của bạn.
(Theo Sohoa.NET)
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh
Theo: Quản trị mạng
Mười mẹo này dù không khó hiều và phức tạp nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn. Dù bạn là một người mới tập tành chụp ảnh hay đã là một tay máy nhiều kinh nghiệm, những nguyên tắc dưới đây luôn cần thiết và chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều để có một bức hình đẹp.
Hẳn là nhiều người đã từng đọc hoặc nghe qua những điều này ở đâu đó, nhưng cách áp dụng chúng ra sao cho đúng cũng là một vấn đề khó khăn. Bài viết này sẽ cố gắng giúp bạn tiếp cận với chúng một cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể.
Bố cục phần ba
Để sử dụng bố cục này, hãy tưởng tượng ra 4 đường thẳng trên khung ngắm. Hai đường nằm ngang và hai đường nằm dọc, mỗi đường ở vị trí 1/3 hoặc 2/3 khung hình. Bốn đường này sẽ chia hình thành 9 phần bằng nhau. Chúng ta sẽ chú ý tới giao điểm của 4 đường này, hay nói cách khác là 4 đỉnh của hình chữ nhật ở tâm bức ảnh.
Bây giờ hãy đặt chủ thể cần chụp vào một trong bốn điểm đó, tùy ý đồ của bạn. Bố cục kiểu này rất phổ biến, và là một trong những nguyên tắc cơ bản, hay còn gọi là “tỷ lệ vàng” trong hội họa. Một bức ảnh được bố cục kiểu phần ba trông sẽ rất rộng rãi, phóng khoáng và bắt mắt. Lý do là vì mắt của chúng ta luôn quan sát, và có ấn tượng về những điểm nằm ở vị trí này trước tiên mỗi khi xem một tấm hình. Dĩ nhiên, trong một vài trường hợp, hoặc để lột tả ý đồ đặc biệt của tác giả, bố cục chủ thể vào chính giữa tấm hình cũng rất đẹp. Tuy nhiên, nếu là người mới làm quen với nhiếp ảnh, tốt nhất bạn nên tập loại bố cục phần ba trước tiên.
Tránh làm rung máy ảnh
Rung máy là điều tồi tệ mà bất cứ tay máy nào dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp cũng đều bị ám ảnh. Điều này xảy ra do rất nhiều lý do, có thể là do phơi sáng lâu, cũng có thể do các tác động vật lý khách quan từ môi trường bên ngoài, cũng có nhiều người do hồi hộp nên bị run tay. Nhưng tất cả đều có một điểm chung là sẽ cho ra các bức ảnh nhòe nhoẹt, rất lãng phí.
Để kiểm soát sự cố đáng tiếc này, trước tiên bạn cần tập cho mình thói quen cầm nắm chắc chắn. Cầm máy vững vàng bằng cả hai tay, một tay nắm chắc phần body có grip, tay còn lại đặt dưới giữ lens, nhớ là tay này đặt càng gần body càng tốt để cho máy được độ thăng bằng nhất. Thứ hai, bạn phải nắm chắc sự hòa hợp giữa khẩu và tốc. Trong một số trường hợp thiếu sáng, nếu khẩu mở quá nhỏ, máy sẽ tự động chỉnh thời gian đóng màn trập lâu, khiến cho ảnh dễ bị nhòe. Cuối cùng, bạn phải lưu ý các lens tele rất dễ bị rung, kể cả khi có IS hoặc VR. Ví dụ, khi dùng lens 100mm, phải đảm bảo rằng tốc không được quá 1/100s. Tốt nhất, nếu có điều kiện, hay sắm cho mình một chiếc tripod, hoặc tận dụng các vận bất động như thân cây, hoặc bờ tường làm điểm tựa.
Luật “Sunny 16”
Đúng như tên gọi của mình, luật này chỉ nên áp dụng khi bạn chụp ngoại cảnh trong điều kiện trời nắng đẹp. Nếu gặp trường hợp này, hãy thiết lập độ mở khẩu f/16 và tốc độ 1/100s để chụp (ISO đặt ở mức 100). Trông đa số trường hợp, ảnh cho ra sẽ rất nét, sáng đẹp vừa đủ, không bị cháy cũng không bị tối. Mẹo này đã được các nhiếp ảnh gia áp dụng từ rất lâu với loại máy phim, vốn không có màn hình LCD để xem lại ảnh, và cũng không có chế độ đo sáng hiện đại như các máy DSLR hiện nay.
Sử dụng kính lọc phân cực
Nếu điều kiện tài chính của bạn không lấy gì làm dư dả, và chỉ đủ để mua một chiếc kính lọc duy nhất, thì hãy nghĩ ngay đến kính phân cực (polarizer filter). Loại này giúp ảnh trở nên “đầm” màu hơn, và giảm bớt độ phản xạ ánh sáng của mặt nước, cây cỏ,đặc biệt là kim loại và kính. Bạn sẽ thấy màu của bầu trời và tán lá trở nên xanh, và gần với màu thật hơn. Ngoài ra, chiếc kính lọc này còn giúp bảo vệ chiếc ống kính đắt tiền của bạn khỏi trầy xước, và các tia sáng mặt trời quá mạnh. Loại kính lọc này khá phổ thông, và bạn có thể gắn nó thường trực trên lens trong mọi hoàn cảnh, nhớ là khi đó phải đặt chế độ đo sáng là Auto Expose.
Tạo độ sâu cho ảnh
Nếu bạn đang hoặc sắp chụp ảnh phong cảnh thì hãy đặc biệt lưu tâm tới điều này, vì nó khá dễ áp dụng nhưng lại tạo hiệu quả rất cao. Hãy sử dụng một lens góc rộng, với khẩu độ đặt ở mức f/16 hoặc nhỏ hơn để đảm bảo bức ảnh có vùng lấy nét sâu, và tạo độ liền mạch giữa tiền cảnh và hậu cảnh. Nếu là chụp người thì hãy đặt người chụp nằm ở tiền cảnh, nhằm tạo được điểm nhấn, cũng như giúp người xem so sánh được kích cỡ, khoảng cách giữa các vùng trong tấm hình. Nếu trời không đủ sáng, hãy cố giữa f/16 và sử dụng tripod để khỏi bị rung.
Sử dụng hậu cảnh đơn giản
Bạn đừng quá phức tạp hóa nhiếp ảnh, đôi khi những điều tưởng chừng đơn giản nhất lại luôn mang đến hiệu quả cao nhất. Đừng quá ôm đồm, và nhồi nhét mọi thứ đẹp đẽ xung quanh bạn vào một tấm hình, hãy chọn ra cho mình chủ thể và đặt nó làm điểm nhấn. Sau đó, tìm một góc chụp thích hợp để phần hậu cảnh phía sau càng đơn giản, đỡ rối rắm càng tốt. Nó sẽ giúp bức ảnh của bạn trông dễ nhìn hơn, cũng như làm nổi bật điều bạn uốn thể hiện. Nhớ là hậu cảnh nên có màu sắc hài hòa, trung tính, tránh các màu rực rỡ, nổi bật, và chủ thể nên nằm theo bố cục phần ba, đừng để bị rơi vào giữa tấm hình là đẹp nhất.
Đừng sử dụng Flash trong nhà
Chụp ảnh trong phòng thì thường bị thiếu sáng, và nhiều người nghĩ ngay đến việc bật flash như một giải pháp cứu cánh. Tuy nhiên, đôi khi ánh đèn flash lại gây ra những hậu quả không mong muốn, nhất là với ảnh chân dung. Nếu bạn không điều tiết được độ sáng ánh đèn, chủ thể rất dễ bị cháy sáng, và màu sắc cũng ảo hơn bình thường. Vì vậy, nếu không có một chiếc Flash chuyên dụng, tốt nhất hãy hạn chế dùng Flash cóc.
Bạn có thể khai thác các nguồn sáng xung quanh tối đa để giải quyết vấn đề này. Hãy mở các cửa sổ, di chuyển chủ thể đến những nơi gần ánh đèn điện, hoặc đơn giản nhất là tăng ISO và độ mở khẩu. Thường thì ISO từ 800 đến 1600 là đẹp nhất khi chụp trong nhà, ảnh sẽ sáng vừa đủ, và hạn chế tình trạng bị nhiễu sạn. Nếu có thể hãy sử dụng tripod và tăng thời gian phơi sáng cũng là một ý hay.
Chọn ISO hợp lý
ISO chính là độ nhạy sáng của máy ảnh. Thông số này càng cao thì ảnh càng sáng, tuy nhiên nó cũng là con dao hai lưỡi khi cùng lúc đó độ sạn cũng tăng theo. Chọn ISO phải căn cứ theo tình hình thực tế, nếu bạn cảm thấy không đủ sáng, hãy tăng ISO từ 400 cho tới 3200 để chọn được mức hợp lý nhất, mà không bị sạn quá mức. Còn trong điều kiện đủ sáng, hoặc chụp ngoại cảnh thì ISO 100 hoặc để uto đều được.
Lia máy
Chụp lia máy, hay còn gọi là panning là một kỹ thuật tương đối khó áp dụng. Bạn nên sử dụng thao tác này khi chụp các vật chuyển động nhanh, và cần bắt nét chúng. Để làm điều này, hãy chỉnh tốc độ màn trập xuống 2 nấc so với bình thường, ví dụ như trong hoàn cảnh bạn đang chụp với tốc 1/250s thì hãy chỉnh xuống còn 1/60s. Sau đó, khóa nét vào vật đang chuyển động cần chụp, từ từ lia máy theo hướng song song với chủ thể, và nhất nút chụp. Nói có vẻ đơn giản nhưng bạn cần thực hành rất nhiều mới có thể thành thạo được.
Đừng ngại thử nghiệm
Trăm hay không bằng tay quen, với việc chụp ảnh cũng vậy, đừng tiếc dung lượng thẻ nhớ hay một vài cuộn phim, hãy cứ mạnh dạn thử nghiệm những điều mà bạn thích, rồi một ngày bạn sẽ tìm ra phong cách và các kỹ thuật chụp cho riêng mình. Với tốc độ màn trập chẳng hạn, khi chụp trong điều kiện tối, hãy đặt tốc lên mức cao nhất có thể, ví dụ như 4s, bạn sẽ có một bức ảnh phơi sáng tuyệt đẹp. Cũng với điều kiện ấy, nếu để 1/250s, bức ảnh sẽ hoàn toàn khác, với các vật thể chuyển động sẽ được tái tạo theo một cách khác.
Theo: Genk
Mười mẹo này dù không khó hiều và phức tạp nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn. Dù bạn là một người mới tập tành chụp ảnh hay đã là một tay máy nhiều kinh nghiệm, những nguyên tắc dưới đây luôn cần thiết và chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều để có một bức hình đẹp.
Hẳn là nhiều người đã từng đọc hoặc nghe qua những điều này ở đâu đó, nhưng cách áp dụng chúng ra sao cho đúng cũng là một vấn đề khó khăn. Bài viết này sẽ cố gắng giúp bạn tiếp cận với chúng một cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể.
Bố cục phần ba
Để sử dụng bố cục này, hãy tưởng tượng ra 4 đường thẳng trên khung ngắm. Hai đường nằm ngang và hai đường nằm dọc, mỗi đường ở vị trí 1/3 hoặc 2/3 khung hình. Bốn đường này sẽ chia hình thành 9 phần bằng nhau. Chúng ta sẽ chú ý tới giao điểm của 4 đường này, hay nói cách khác là 4 đỉnh của hình chữ nhật ở tâm bức ảnh.
Bây giờ hãy đặt chủ thể cần chụp vào một trong bốn điểm đó, tùy ý đồ của bạn. Bố cục kiểu này rất phổ biến, và là một trong những nguyên tắc cơ bản, hay còn gọi là “tỷ lệ vàng” trong hội họa. Một bức ảnh được bố cục kiểu phần ba trông sẽ rất rộng rãi, phóng khoáng và bắt mắt. Lý do là vì mắt của chúng ta luôn quan sát, và có ấn tượng về những điểm nằm ở vị trí này trước tiên mỗi khi xem một tấm hình. Dĩ nhiên, trong một vài trường hợp, hoặc để lột tả ý đồ đặc biệt của tác giả, bố cục chủ thể vào chính giữa tấm hình cũng rất đẹp. Tuy nhiên, nếu là người mới làm quen với nhiếp ảnh, tốt nhất bạn nên tập loại bố cục phần ba trước tiên.
Tránh làm rung máy ảnh
Rung máy là điều tồi tệ mà bất cứ tay máy nào dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp cũng đều bị ám ảnh. Điều này xảy ra do rất nhiều lý do, có thể là do phơi sáng lâu, cũng có thể do các tác động vật lý khách quan từ môi trường bên ngoài, cũng có nhiều người do hồi hộp nên bị run tay. Nhưng tất cả đều có một điểm chung là sẽ cho ra các bức ảnh nhòe nhoẹt, rất lãng phí.
Để kiểm soát sự cố đáng tiếc này, trước tiên bạn cần tập cho mình thói quen cầm nắm chắc chắn. Cầm máy vững vàng bằng cả hai tay, một tay nắm chắc phần body có grip, tay còn lại đặt dưới giữ lens, nhớ là tay này đặt càng gần body càng tốt để cho máy được độ thăng bằng nhất. Thứ hai, bạn phải nắm chắc sự hòa hợp giữa khẩu và tốc. Trong một số trường hợp thiếu sáng, nếu khẩu mở quá nhỏ, máy sẽ tự động chỉnh thời gian đóng màn trập lâu, khiến cho ảnh dễ bị nhòe. Cuối cùng, bạn phải lưu ý các lens tele rất dễ bị rung, kể cả khi có IS hoặc VR. Ví dụ, khi dùng lens 100mm, phải đảm bảo rằng tốc không được quá 1/100s. Tốt nhất, nếu có điều kiện, hay sắm cho mình một chiếc tripod, hoặc tận dụng các vận bất động như thân cây, hoặc bờ tường làm điểm tựa.
Luật “Sunny 16”
Đúng như tên gọi của mình, luật này chỉ nên áp dụng khi bạn chụp ngoại cảnh trong điều kiện trời nắng đẹp. Nếu gặp trường hợp này, hãy thiết lập độ mở khẩu f/16 và tốc độ 1/100s để chụp (ISO đặt ở mức 100). Trông đa số trường hợp, ảnh cho ra sẽ rất nét, sáng đẹp vừa đủ, không bị cháy cũng không bị tối. Mẹo này đã được các nhiếp ảnh gia áp dụng từ rất lâu với loại máy phim, vốn không có màn hình LCD để xem lại ảnh, và cũng không có chế độ đo sáng hiện đại như các máy DSLR hiện nay.
Sử dụng kính lọc phân cực
Nếu điều kiện tài chính của bạn không lấy gì làm dư dả, và chỉ đủ để mua một chiếc kính lọc duy nhất, thì hãy nghĩ ngay đến kính phân cực (polarizer filter). Loại này giúp ảnh trở nên “đầm” màu hơn, và giảm bớt độ phản xạ ánh sáng của mặt nước, cây cỏ,đặc biệt là kim loại và kính. Bạn sẽ thấy màu của bầu trời và tán lá trở nên xanh, và gần với màu thật hơn. Ngoài ra, chiếc kính lọc này còn giúp bảo vệ chiếc ống kính đắt tiền của bạn khỏi trầy xước, và các tia sáng mặt trời quá mạnh. Loại kính lọc này khá phổ thông, và bạn có thể gắn nó thường trực trên lens trong mọi hoàn cảnh, nhớ là khi đó phải đặt chế độ đo sáng là Auto Expose.
Tạo độ sâu cho ảnh
Nếu bạn đang hoặc sắp chụp ảnh phong cảnh thì hãy đặc biệt lưu tâm tới điều này, vì nó khá dễ áp dụng nhưng lại tạo hiệu quả rất cao. Hãy sử dụng một lens góc rộng, với khẩu độ đặt ở mức f/16 hoặc nhỏ hơn để đảm bảo bức ảnh có vùng lấy nét sâu, và tạo độ liền mạch giữa tiền cảnh và hậu cảnh. Nếu là chụp người thì hãy đặt người chụp nằm ở tiền cảnh, nhằm tạo được điểm nhấn, cũng như giúp người xem so sánh được kích cỡ, khoảng cách giữa các vùng trong tấm hình. Nếu trời không đủ sáng, hãy cố giữa f/16 và sử dụng tripod để khỏi bị rung.
Sử dụng hậu cảnh đơn giản
Bạn đừng quá phức tạp hóa nhiếp ảnh, đôi khi những điều tưởng chừng đơn giản nhất lại luôn mang đến hiệu quả cao nhất. Đừng quá ôm đồm, và nhồi nhét mọi thứ đẹp đẽ xung quanh bạn vào một tấm hình, hãy chọn ra cho mình chủ thể và đặt nó làm điểm nhấn. Sau đó, tìm một góc chụp thích hợp để phần hậu cảnh phía sau càng đơn giản, đỡ rối rắm càng tốt. Nó sẽ giúp bức ảnh của bạn trông dễ nhìn hơn, cũng như làm nổi bật điều bạn uốn thể hiện. Nhớ là hậu cảnh nên có màu sắc hài hòa, trung tính, tránh các màu rực rỡ, nổi bật, và chủ thể nên nằm theo bố cục phần ba, đừng để bị rơi vào giữa tấm hình là đẹp nhất.
Đừng sử dụng Flash trong nhà
Chụp ảnh trong phòng thì thường bị thiếu sáng, và nhiều người nghĩ ngay đến việc bật flash như một giải pháp cứu cánh. Tuy nhiên, đôi khi ánh đèn flash lại gây ra những hậu quả không mong muốn, nhất là với ảnh chân dung. Nếu bạn không điều tiết được độ sáng ánh đèn, chủ thể rất dễ bị cháy sáng, và màu sắc cũng ảo hơn bình thường. Vì vậy, nếu không có một chiếc Flash chuyên dụng, tốt nhất hãy hạn chế dùng Flash cóc.
Bạn có thể khai thác các nguồn sáng xung quanh tối đa để giải quyết vấn đề này. Hãy mở các cửa sổ, di chuyển chủ thể đến những nơi gần ánh đèn điện, hoặc đơn giản nhất là tăng ISO và độ mở khẩu. Thường thì ISO từ 800 đến 1600 là đẹp nhất khi chụp trong nhà, ảnh sẽ sáng vừa đủ, và hạn chế tình trạng bị nhiễu sạn. Nếu có thể hãy sử dụng tripod và tăng thời gian phơi sáng cũng là một ý hay.
Chọn ISO hợp lý
ISO chính là độ nhạy sáng của máy ảnh. Thông số này càng cao thì ảnh càng sáng, tuy nhiên nó cũng là con dao hai lưỡi khi cùng lúc đó độ sạn cũng tăng theo. Chọn ISO phải căn cứ theo tình hình thực tế, nếu bạn cảm thấy không đủ sáng, hãy tăng ISO từ 400 cho tới 3200 để chọn được mức hợp lý nhất, mà không bị sạn quá mức. Còn trong điều kiện đủ sáng, hoặc chụp ngoại cảnh thì ISO 100 hoặc để uto đều được.
Lia máy
Chụp lia máy, hay còn gọi là panning là một kỹ thuật tương đối khó áp dụng. Bạn nên sử dụng thao tác này khi chụp các vật chuyển động nhanh, và cần bắt nét chúng. Để làm điều này, hãy chỉnh tốc độ màn trập xuống 2 nấc so với bình thường, ví dụ như trong hoàn cảnh bạn đang chụp với tốc 1/250s thì hãy chỉnh xuống còn 1/60s. Sau đó, khóa nét vào vật đang chuyển động cần chụp, từ từ lia máy theo hướng song song với chủ thể, và nhất nút chụp. Nói có vẻ đơn giản nhưng bạn cần thực hành rất nhiều mới có thể thành thạo được.
Đừng ngại thử nghiệm
Trăm hay không bằng tay quen, với việc chụp ảnh cũng vậy, đừng tiếc dung lượng thẻ nhớ hay một vài cuộn phim, hãy cứ mạnh dạn thử nghiệm những điều mà bạn thích, rồi một ngày bạn sẽ tìm ra phong cách và các kỹ thuật chụp cho riêng mình. Với tốc độ màn trập chẳng hạn, khi chụp trong điều kiện tối, hãy đặt tốc lên mức cao nhất có thể, ví dụ như 4s, bạn sẽ có một bức ảnh phơi sáng tuyệt đẹp. Cũng với điều kiện ấy, nếu để 1/250s, bức ảnh sẽ hoàn toàn khác, với các vật thể chuyển động sẽ được tái tạo theo một cách khác.
Theo: Genk
Tuesday, 20 November 2012
Thủ thuật đơn giản để chụp ảnh đẹp với smartphone
Thủ thuật đơn giản để chụp ảnh đẹp với smartphone
Chọn nơi có ánh sáng thích hợp, không sử dụng chế độ zoom của máy và một vài thủ thuật khác có thể giúp những bức ảnh chụp từ chiếc điện thoại của bạn đẹp hơn.
Chọn nơi có ánh sáng thích hợp
Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên chất lượng bức ảnh chụp trên điện thoại. Thông thường, máy ảnh trên smartphone thường khá yếu khi chụp về đêm. Trong khi đó, những bức ảnh khi chụp sáng sớm thường cho hiệu quả ngoài sức tưởng tượng của bạn.
Không sử dụng chế độ zoom của máy
Đây là điều không nhiều người dùng quan tâm đến nhưng lại hết sức quan trọng. Nếu bạn muốn lấy hình ảnh cận cảnh, hãy chịu khó đến gần đối tượng chụp (hoặc ngược lại), thay vì sử dụng chế độ zoom trên máy. Ống kính trên smartphone không được thiết kế để tối ưu hóa cho việc zoom, dẫn đến chất lượng hình ảnh tệ hại nếu bạn sử dụng tính năng này.
Tắt chế độ lấy nét tự động
Với ứng dụng chụp ảnh mặc định trên smartphone, người dùng có thể chạm và giữ để chọn điểm cần lấy nét. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng một số ứng dụng chụp ảnh để thiết lập việc lấy nét theo ý mình.
Chỉnh sửa
Những bức ảnh chụp chuyên nghiệp bởi các nhiếp ảnh gia hầu như đều cũng trải qua các công đoạn chỉnh sửa trước khi được chia sẻ ra bên ngoài. Do đó, bạn cũng nên làm vậy. Hãy chỉnh sửa đôi chút để đảm bảo bức ảnh của mình có được sự cân bằng nhất định trước khi chia sẻ chúng với ai đó.
Tập cách chụp ảnh
Có một cách luyện tập khá đơn giản cho mọi đối tượng người dùng. Bạn hãy thử chụp khoảng 20 bức hình cho cùng một đối tượng chụp ở nhiều góc độ khác nhau. Sau đó, hãy xem lại từng bức hình và nhận xét xem ánh sáng đổ vào mỗi bức hình khác nhau như thế nào. Từ đó, bạn sẽ nhìn ra cách lấy góc chụp sau một thời gian luyện tập theo cách này.
Theo Thành Duy, Infonet
Sunday, 11 November 2012
Monday, 5 November 2012
Cách dùng trình duyệt để giảm thiểu tai hại, nếu bị nhiễm virút
Cách dùng trình duyệt để giảm thiểu tai hại, nếu bị nhiễm virút
Mẹo vặt trong tuần
Ban Biên Tập No Firewall
2012/07/30
Cách dùng trình duyệt để giảm thiểu tai hại, nếu bị nhiễm virút
Nhiều người tải xuống máy trình duyệt khác nhau để dùng trong trường hợp một trình duyệt bị trục trặc. Đây là cách hay. Dùng hai trình duyệt khác nhau cùng lúc cũng có lợi điểm khác rất quan trọng, bạn nên lưu ý đến như sau.
Cho việc lướt mạng vào những trang mà bạn tin tưởng hay check emails, bạn nên dùng Firefox (ấn bản mới nhất là Firefox 14.0.1). Trong khi đó bạn nên dùng Chrome (ấn bản mới nhất là 20.0) để đăng nhập các trang mạng, mà bạn không tin tưởng hoặc không rõ nguồn gốc. Lý do là Chrome, khác với tất cả trình duyệt khác, có chức năng "sandbox" để chận mã độc lại, không cho lan ra ngoài, nếu bạn tình cờ vào trang web có gài mã độc. Dùng trình duyệt cách này sẽ giúp bạn phần nào giảm thiểu tai hại khi bi nhiễm mã độc. Tuy nhiên, để gia tăng mức độ ăn toàn, bạn luôn luôn cần cẩn trọng với những gì đáng khả nghi cũng như thường xuyên cập nhật trình duyệt và phần mềm chống mã độc trên máy.
Mẹo vặt từ những tuần trước
Cách thức không lưu lại lịch sử lướt mạng trên máy
2012/03/28
Có những trường hợp bạn lướt mạng mà không muốn lưu lại lịch sử lướt mạng trên máy, ví dụ như khi bạn ra quán internet, mượn máy người khác hoặc ngay cả trên máy của bạn.
Nếu dùng Google Chrome, bạn chỉ cần bấm "CTRL+SHIFT+N" (cho Windows) hoặc "COMMAND+SHIFT+N"(cho Mac). Sẽ có môt khung hiện ra gọi "Incognito window" và bạn dùng nó để lướt mạng.
Lưu ý: Dùng cách này lịch sử lướt mạng sẽ không lưu lại trên máy vi tính mà thôi. Dịch vụ internet, kẻ gian vẫn có thể thấy được hoạt động lướt mạng của bạn, trừ khi bạn dùng công cụ vượt tường lửa giúp bạn dấu danh tính như Tor.
Xóa hoàn toàn dữ liệu (cho Mac)
2012/03/14
Các bạn biết, khi chúng ta xóa một tập tin trên máy, tập tin đó vẫn chưa được xóa hẳn. Nó vẫn nằm trong thùng rác trên máy. Cho máy Mac, bạn chỉ cần dùng lệnh "secure empty trash" (xóa thùng rác an toàn) là các tập tin trong thùng rác sẽ được xóa hoàn toàn. Bạn làm cách sau đây:
- Sau khi xóa tập tin theo cách bình thường
- Vào Finder
- Bấm vào Finder, Secure empty trash
- Thùng rác sẽ được xóa an toàn
Xin lưu ý, ở dưới Finder có hai cách xóa, Empty Trash và Secure empty trash. Bạn phải chọn có chữ "secure".
Cập nhật trình duyệt
2012/02/22
Một việc quan trọng bạn cần làm để tránh bị nhiễm mã độc là hai chữ CẬP NHẬT. Bạn cần thường xuyên cập nhật hệ thống điều hành, phần mềm chống virút, trình duyệt v.v.
Trình duyệt mới nhất hiện nay là Firefox ấn bản 10, Internet Explorer 9 và Google Chrome 17.
Mật khẩu an toàn
2012/01/22
Lâu lâu chúng ta nghe một blogger nỗi tiếng bị tin tặc xâm nhập và hacked vào tài khoản email. Thật ra đôi khi tin tặc không cần phải dùng kỹ thuật cao siêu để hack vào tài khoản email, vì mật khẩu của chúng ta quá dễ đoán, vì quá ngắn hay có ngày sanh, tên cha mẹ, con cái của chúng ta.
Để tạo mật khẩu cứng cáp và an toàn, bạn hãy:
• Nghĩ đến một nhóm từ, cụm từ thay vì chỉ một chữ duy nhất
• Dùng ít nhất 12 chữ và số cho mật khẩu; điều này sẽ làm cho việc bẻ khóa không dễ dàng
• Không dùng cùng một mật khẩu cho tất cả tài khoản
• Thường xuyên thay đổi mật khẩu
• Tuyệt đối không dùng ngày sanh, ngày cưới, tên tuổi của người thân
Khi dùng khóa-2-chìa cho Gmail, nhà mạng có thể đọc được mật mã không?
2012/01/10
Mẹo này đặt biệt cho các bạn trong nước, khi dùng khóa-2-chìa cho Gmail. Khóa-2-chìa giúp bạn an toàn hơn khi dùng Gmail, vì kẻ gian nếu muốn xâm nhập tài khoản Gmail của bạn từ máy khác, họ phải nhận một mật mã qua điện thoại (số của bạn) thì mới vào được.
Điều này có nghĩa, khi bạn đăng nhập Gmail từ một máy mà bạn không thường dùng, bạn cũng phải nhận mật mã bằng tin nhắn để vào tài khoản của bạn.
Điều không an toàn, cho những ai có dữ kiện nhạy cảm, là tin nhắn có thể bị nhà mạng đọc được. Một cách để tránh nhà mạng hoàn toàn là tải xuống Google Authenticator (application) trong Iphone, I-Pod Touch, I-Pad, Android, Blackberry, nếu có. Một khi bạn đã có Google Authenticator, mật mã sẽ được thực hiện ngay trên điện thoại di động của bạn mà không đi qua hệ thống của bất cứ nhà mạng nào.
Tắt máy trước khi đi ngủ!
2011/12/20
Để ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập máy của bạn, mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn nên tắt máy vi tính (shut down). Thứ nhất, khi tắt máy hoàn toàn, nếu lỡ có kẻ trộm vào nhà lấy máy, họ phải biết mật khẩu của máy thì mới vào được. Nếu bạn mã hóa một số ngăn (folders) nhạy cảm, kẻ gian phải biết mật khẩu để vượt qua chặn login vào máy và giải mã các ngăn (folders).
Một điều khác không kém quan trọng là nếu bạn để máy chạy và đặc biệt để internet chạy, trong lúc bạn ngủ, kẻ gian có thể xâm nhập máy bằng đường internet. Vì thế, nhớ tắt máy trước khi đi ngủ. Trong trường hợp kẹt lắm, bạn phải mở máy, tối thiểu bạn nên tắt internet.
Gmail, Hotmail, Yahoo Mail, email nào an toàn?
2011/12/14
Tại Việt Nam hiện nay đa số vẫn dùng Yahoo Mail, tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng Yahoo Mail không an toàn như Gmail hoặc Hotmail, vì giao dịch trên hệ thống Yahoo Mail không được mã hóa. Có nghĩa là kẻ thứ ba có thể thấy được những gì bạn nhận và gửi qua Yahoo Mail.
Gmail và Hotmail áp dụng phương pháp mã hóa (https) và an toàn hơn. Gmail tự động có chức năng mã hóa, trong khi đó với Hotmail bạn phải mở chức năng này lên.
Giao dịch mạng giữa bạn và người quen của bạn chỉ được mã hóa và bảo mật, nếu tất cả đều dùng Gmail hoặc Hotmail (nếu đã mở chức năng https). Nếu không, thông tin chỉ được mã hóa ở phần bạn, nhưng bị thiếu an toàn ở nơi người quen của bạn, nếu họ vẫn dùng Yahoo Mail.
Tìm hiểu thêm về các hệ thống email miễn phí an toàn.
Nếu lỡ bị nhiễm mã độc
2011/12/06
Nếu bạn lỡ bấm vào một tập tin hoặc đường dẫn và nghi mình đang bị nhiễm mã độc, tắt ngay internet! Vì kẻ gian thường lấy dữ liệu từ máy bạn qua đường truyền internet. Scan máy hoặc tham khảo với người quen xem có bị nhiễm không, trước khi mở internet trở lại.
Nếu bạn dùng máy vi tính bàn (desktop), tắt modem ngay. Nếu dùng laptop, bạn bấm nút "turn wifi off". Trong trường hợp bạn không biết tắt internet, tắt máy ngay, rồi từ từ tìm hiểu cách tắt internet.
Mẹo vặt trong tuần
Ban Biên Tập No Firewall
2012/07/30
Cách dùng trình duyệt để giảm thiểu tai hại, nếu bị nhiễm virút
Nhiều người tải xuống máy trình duyệt khác nhau để dùng trong trường hợp một trình duyệt bị trục trặc. Đây là cách hay. Dùng hai trình duyệt khác nhau cùng lúc cũng có lợi điểm khác rất quan trọng, bạn nên lưu ý đến như sau.
Cho việc lướt mạng vào những trang mà bạn tin tưởng hay check emails, bạn nên dùng Firefox (ấn bản mới nhất là Firefox 14.0.1). Trong khi đó bạn nên dùng Chrome (ấn bản mới nhất là 20.0) để đăng nhập các trang mạng, mà bạn không tin tưởng hoặc không rõ nguồn gốc. Lý do là Chrome, khác với tất cả trình duyệt khác, có chức năng "sandbox" để chận mã độc lại, không cho lan ra ngoài, nếu bạn tình cờ vào trang web có gài mã độc. Dùng trình duyệt cách này sẽ giúp bạn phần nào giảm thiểu tai hại khi bi nhiễm mã độc. Tuy nhiên, để gia tăng mức độ ăn toàn, bạn luôn luôn cần cẩn trọng với những gì đáng khả nghi cũng như thường xuyên cập nhật trình duyệt và phần mềm chống mã độc trên máy.
Mẹo vặt từ những tuần trước
Cách thức không lưu lại lịch sử lướt mạng trên máy
2012/03/28
Có những trường hợp bạn lướt mạng mà không muốn lưu lại lịch sử lướt mạng trên máy, ví dụ như khi bạn ra quán internet, mượn máy người khác hoặc ngay cả trên máy của bạn.
Nếu dùng Google Chrome, bạn chỉ cần bấm "CTRL+SHIFT+N" (cho Windows) hoặc "COMMAND+SHIFT+N"(cho Mac). Sẽ có môt khung hiện ra gọi "Incognito window" và bạn dùng nó để lướt mạng.
Lưu ý: Dùng cách này lịch sử lướt mạng sẽ không lưu lại trên máy vi tính mà thôi. Dịch vụ internet, kẻ gian vẫn có thể thấy được hoạt động lướt mạng của bạn, trừ khi bạn dùng công cụ vượt tường lửa giúp bạn dấu danh tính như Tor.
Xóa hoàn toàn dữ liệu (cho Mac)
2012/03/14
Các bạn biết, khi chúng ta xóa một tập tin trên máy, tập tin đó vẫn chưa được xóa hẳn. Nó vẫn nằm trong thùng rác trên máy. Cho máy Mac, bạn chỉ cần dùng lệnh "secure empty trash" (xóa thùng rác an toàn) là các tập tin trong thùng rác sẽ được xóa hoàn toàn. Bạn làm cách sau đây:
- Sau khi xóa tập tin theo cách bình thường
- Vào Finder
- Bấm vào Finder, Secure empty trash
- Thùng rác sẽ được xóa an toàn
Xin lưu ý, ở dưới Finder có hai cách xóa, Empty Trash và Secure empty trash. Bạn phải chọn có chữ "secure".
Cập nhật trình duyệt
2012/02/22
Một việc quan trọng bạn cần làm để tránh bị nhiễm mã độc là hai chữ CẬP NHẬT. Bạn cần thường xuyên cập nhật hệ thống điều hành, phần mềm chống virút, trình duyệt v.v.
Trình duyệt mới nhất hiện nay là Firefox ấn bản 10, Internet Explorer 9 và Google Chrome 17.
Mật khẩu an toàn
2012/01/22
Lâu lâu chúng ta nghe một blogger nỗi tiếng bị tin tặc xâm nhập và hacked vào tài khoản email. Thật ra đôi khi tin tặc không cần phải dùng kỹ thuật cao siêu để hack vào tài khoản email, vì mật khẩu của chúng ta quá dễ đoán, vì quá ngắn hay có ngày sanh, tên cha mẹ, con cái của chúng ta.
Để tạo mật khẩu cứng cáp và an toàn, bạn hãy:
• Nghĩ đến một nhóm từ, cụm từ thay vì chỉ một chữ duy nhất
• Dùng ít nhất 12 chữ và số cho mật khẩu; điều này sẽ làm cho việc bẻ khóa không dễ dàng
• Không dùng cùng một mật khẩu cho tất cả tài khoản
• Thường xuyên thay đổi mật khẩu
• Tuyệt đối không dùng ngày sanh, ngày cưới, tên tuổi của người thân
Khi dùng khóa-2-chìa cho Gmail, nhà mạng có thể đọc được mật mã không?
2012/01/10
Mẹo này đặt biệt cho các bạn trong nước, khi dùng khóa-2-chìa cho Gmail. Khóa-2-chìa giúp bạn an toàn hơn khi dùng Gmail, vì kẻ gian nếu muốn xâm nhập tài khoản Gmail của bạn từ máy khác, họ phải nhận một mật mã qua điện thoại (số của bạn) thì mới vào được.
Điều này có nghĩa, khi bạn đăng nhập Gmail từ một máy mà bạn không thường dùng, bạn cũng phải nhận mật mã bằng tin nhắn để vào tài khoản của bạn.
Điều không an toàn, cho những ai có dữ kiện nhạy cảm, là tin nhắn có thể bị nhà mạng đọc được. Một cách để tránh nhà mạng hoàn toàn là tải xuống Google Authenticator (application) trong Iphone, I-Pod Touch, I-Pad, Android, Blackberry, nếu có. Một khi bạn đã có Google Authenticator, mật mã sẽ được thực hiện ngay trên điện thoại di động của bạn mà không đi qua hệ thống của bất cứ nhà mạng nào.
Tắt máy trước khi đi ngủ!
2011/12/20
Để ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập máy của bạn, mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn nên tắt máy vi tính (shut down). Thứ nhất, khi tắt máy hoàn toàn, nếu lỡ có kẻ trộm vào nhà lấy máy, họ phải biết mật khẩu của máy thì mới vào được. Nếu bạn mã hóa một số ngăn (folders) nhạy cảm, kẻ gian phải biết mật khẩu để vượt qua chặn login vào máy và giải mã các ngăn (folders).
Một điều khác không kém quan trọng là nếu bạn để máy chạy và đặc biệt để internet chạy, trong lúc bạn ngủ, kẻ gian có thể xâm nhập máy bằng đường internet. Vì thế, nhớ tắt máy trước khi đi ngủ. Trong trường hợp kẹt lắm, bạn phải mở máy, tối thiểu bạn nên tắt internet.
Gmail, Hotmail, Yahoo Mail, email nào an toàn?
2011/12/14
Tại Việt Nam hiện nay đa số vẫn dùng Yahoo Mail, tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng Yahoo Mail không an toàn như Gmail hoặc Hotmail, vì giao dịch trên hệ thống Yahoo Mail không được mã hóa. Có nghĩa là kẻ thứ ba có thể thấy được những gì bạn nhận và gửi qua Yahoo Mail.
Gmail và Hotmail áp dụng phương pháp mã hóa (https) và an toàn hơn. Gmail tự động có chức năng mã hóa, trong khi đó với Hotmail bạn phải mở chức năng này lên.
Giao dịch mạng giữa bạn và người quen của bạn chỉ được mã hóa và bảo mật, nếu tất cả đều dùng Gmail hoặc Hotmail (nếu đã mở chức năng https). Nếu không, thông tin chỉ được mã hóa ở phần bạn, nhưng bị thiếu an toàn ở nơi người quen của bạn, nếu họ vẫn dùng Yahoo Mail.
Tìm hiểu thêm về các hệ thống email miễn phí an toàn.
Nếu lỡ bị nhiễm mã độc
2011/12/06
Nếu bạn lỡ bấm vào một tập tin hoặc đường dẫn và nghi mình đang bị nhiễm mã độc, tắt ngay internet! Vì kẻ gian thường lấy dữ liệu từ máy bạn qua đường truyền internet. Scan máy hoặc tham khảo với người quen xem có bị nhiễm không, trước khi mở internet trở lại.
Nếu bạn dùng máy vi tính bàn (desktop), tắt modem ngay. Nếu dùng laptop, bạn bấm nút "turn wifi off". Trong trường hợp bạn không biết tắt internet, tắt máy ngay, rồi từ từ tìm hiểu cách tắt internet.
Subscribe to:
Posts (Atom)